Rubix-navigation

Thứ Sáu, ngày 19 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Airbnb tại Việt Nam và những nguy cơ tiềm ẩn

Rubix Navigation
22 tháng 04 năm 2019, 14:52 GMT + 7
  • Năm 2015, theo thống kê, chỉ có khoảng 1.000 tài khoản đăng ký cho thuê nhà tại Việt Nam qua Airbnb. Tới năm 2018, con số này tăng lên gấp sáu lần, và tập trung chủ yếu tại hai thị trường là TP.HCM và Hà Nội.

Airbnb là mô hình kết nối người thuê với những chủ nhà có phòng trống cần cho thuê thông qua ứng dụng di động, được coi là "Uber" hay "Grab" trong lĩnh vực lưu trú. Mô hình này hấp dẫn cả du khách và chủ nhà bởi sự tiện lợi và mức chi phí/lợi nhuận mà nó mang lại.

Theo đó, người dùng Airbnb thường chỉ phải chi trả mức phí rẻ hơn từ 20% - 30% so với việc thuê phòng khách sạn hay căn hộ dịch vụ tương đương. Còn chủ nhà thì có thể hưởng lợi nhờ tỷ lệ lấp đầy phòng cao hơn và mức lợi tức từ 80 - 85% tùy theo sản phẩm.

Tại Việt Nam, Airbnb xuất hiện từ năm 2014 cùng với hai kỳ lân khởi nghiệp trong lĩnh vực vận chuyển và đi lại là Uber và Grab. Airbnb sau đó phát triển với tốc độ phi mã dù không triển khai những chiến dịch truyền thông ồn ào. Năm 2015, theo thống kê, chỉ có khoảng 1.000 tài khoản đăng ký cho thuê nhà tại Việt Nam qua Airbnb. Tới năm 2018, con số này tăng lên gấp sáu lần, và tập trung chủ yếu tại hai thị trường là TP.HCM và Hà Nội. Trong đó, 1/3 số tài khoản sở hữu trên một cơ sở cho thuê, nghĩa là họ đầu tư bài bản và kinh doanh chuyên nghiệp qua ứng dụng này chứ không phải là những hộ gia đình tận dụng phòng trống trong nhà để cho thuê lại.

Airbnb đặt ra nhiều thách thức trong quản lý và vận hành

Sự bùng nổ của Airbnb đã khiến cuộc chiến kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam thêm phần căng thẳng, nhất là với các chủ đầu tư và nhà điều hành khách sạn, căn hộ dịch vụ. Bởi ở khía cạnh nào đó, Airbnb được coi là sự bổ sung đáng kể cho hệ thống cơ sở lưu trú còn thiếu và yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình này cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý và vận hành.

Báo điện tử Zing dẫn lời ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), cho biết nhiều căn hộ để ở đang bị biến tướng thành căn hộ cho thuê kiểu khách sạn qua Airbnb. Điển hình như một người đầu tư mua một căn hộ 3 phòng ngủ, có thể ngăn thành 3 căn hộ cho thuê khác nhau.

"Đây là một sự biến tướng, đăng ký một kiểu, làm một kiểu khác nhau. Căn hộ được cấp phép để ở không thể biến thành căn hộ cho thuê kiểu khách sạn được”, ông Ngọc Anh nói.

Ông cũng cho rằng các căn hộ Airbnb có thể gây ra các vấn đề như thất thu thuế, nguy cơ mất an ninh, tội phạm, cháy nổ… Tuy nhiên, hiện các quy định của pháp luật vẫn chưa điều chỉnh loại hình căn hộ này.

"Anh có nhu cầu cho thuê lại mà không báo cáo chính quyền địa phương, không ai khai báo để nộp thuế. Ngoài ra còn nguy cơ về cháy nổ khi vật liệu ngăn phòng cho thuê không được kiểm định đảm bảo chống cháy”, ông chia sẻ.

Trên thực tế, phần lớn "chủ nhà" Airbnb đã "lách luật" khi tự ý cải tạo nhà, xây dựng thêm công trình phụ với mục đích "kinh doanh dịch vụ khách sạn" trá hình. Đáng nói là, nhiều phòng, căn hộ thuộc loại này lại nằm trong các khu phố cổ vốn có quy định ngặt nghèo về cải tạo, sửa chữa. Để kinh doanh trên Airbnb, họ thậm chí bỏ qua hàng loạt quy định về xây dựng, an ninh trật tự đô thị, cảnh báo an toàn, phòng cháy chữa cháy,… để cải tạo nhà cho thuê.

Không chỉ vậy, nhiều chủ nhà tự ý mở thêm các dịch vụ nhằm thu thêm lợi nhuận từ du khách. Theo điều khoản sử dụng của Airbnb, chủ nhà có thể thoải mái đăng ký thêm các dịch vụ mà họ cung ứng với điều kiện trích lại 20% lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, nhiều chủ nhà tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không ngần ngại quảng cáo các dịch vụ như hướng dẫn viên du lịch, lớp học về văn hóa ẩm thực, cho thuê phương tiện đi lại... 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng kinh doanh kiểu Airbnb rất có thể tạo điều kiện cho các loại hình tội phạm lợi dụng, phát sinh những bất ổn về an ninh trật tự. Ngoài ra, việc cho thuê với tần suất liên tục, có lượng khách ra vào căn hộ, chung cư sẽ có thể dẫn tới những phiền toái cho người dân xung quanh, mất trật tự khu vực. Mới đây, Hiệ hội này cũng gửi kiến nghị tới Bộ Xây dựng cần xem xét, bổ sung quy định quản lý căn hộ cho thuê kiểu Airbnb khi sửa đổi Luật Nhà ở.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.