Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Bất chấp chiến tranh thương mại, Trung Quốc vẫn là động lực của thị trường bất động sản tại châu Á

Rubix Navigation, CNBC
07 tháng 06 năm 2019, 09:02 GMT + 7
  • Khu vực châu Á - Thái Bình Dương xác lập kỷ lục mới về giá trị giao dịch bất động sản trong một quý với 45 tỷ USD thu về trong ba tháng đầu năm 2019.

Bất chấp sự suy giảm trên toàn cầu, thị trường bất động sản tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục trong quý đầu tiên của năm 2019, một phần nhờ vào động lực từ Trung Quốc, công ty tư vấn bất động sản JLL cho biết trong một báo cáo công bố vào tháng 05/2019. Khu vực này cũng xác lập đỉnh cao mới về giá trị giao dịch trong một quý với 45 tỷ USD thu về trong ba tháng đầu năm 2019. Con số này đã tăng 14% so với một năm trước đó, và vượt qua cả châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Nguyên nhân chính thúc đẩy sự tăng trưởng này là Trung Quốc, quốc gia đã đạt kỷ lục về thu hút vốn đầu tư trong một quý với 17 tỷ USD trong ba tháng đầu năm 2019 nhờ sự đột phá của dòng vốn nước ngoài và các hoạt động giao dịch có giá trị lớn.

Trung Quốc là động lực tăng trưởng của thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

"Một lượng vốn lớn đang chảy vào ngành sản xuất của Trung Quốc, trong đó đáng quan tâm nhất là phần dành cho bất động sản hậu cần. Nhiều tập đoàn lớn ở Trung Quốc như Alibaba và JD.com cũng đang đầu tư vào thị trường này", ông Stuart Crow, Trưởng bộ phận thị trường vốn tại châu Á - Thái Bình Dương của JLL phát biểu với CNBC.

Trong khi Nhật Bản, Úc và Hồng Kông đều chứng kiến lượng vốn đầu tư sụt giảm, thì các thị trường bất động sản năng động khác trong khu vực như Hàn Quốc và Singapore đã bù đắp sự suy giảm đó và đẩy mức tăng trưởng chung của toàn khu vực lên cao.
Sự tăng trưởng nói trên của thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương diễn ra trong bối cảnh bất ổn chính trị và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cụ thể, đầu tư hàng năm vào thị trường bất động sản thương mại toàn cầu giảm 8% xuống còn 156 tỷ USD trong năm nay, JLL cho biết. Dòng vốn đã chuyển từ một số nền kinh tế tăng trưởng chậm trên thế giới sang các nền kinh tế đang lên tại châu Á - Thái Bình Dương, một phần nhờ việc các thị trường này đang trở nên minh bạch hơn.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục leo thang, một số nhà đầu tư và chuyên gia dự đoán rằng dòng vốn vào Trung Quốc có thể chuyển dịch sang các thị trường mới nổi khác của khu vực. Tuy vậy, Crow cho biết "chưa thấy bất kỳ tác động đáng chú ý nào lên lượng vốn đầu tư" chảy vào người khổng lồ của châu Á. Cụ thể, bất động sản hậu cần tại Trung Quốc vẫn được coi là lĩnh vực hấp dẫn ở thời điểm hiện tại nhờ tiêu dùng nội địa và tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến thương mại còn kéo dài, việc đầu tư sẽ được đa dạng hóa hơn và lan tới các thị trường khác như Việt Nam.

"Việt Nam chắc chắn là một trong số những quốc gia nổi bật nhất của lĩnh vực sản xuất thời gian vừa qua. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu nói về Việt Nam như một điểm đến đầu tư đáng lựa chọn", ông Crown cho biết.

Trong những tháng còn lại của năm 2019, JLL dự kiến đầu tư toàn cầu vào bất động sản sẽ giảm khoảng 5 - 10%, nhưng công ty này vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường bất động sản tại châu Á - Thái Bình Dương.
“Trong vài năm qua, chúng tôi đều đạt được kỷ lục về lượng giao dịch qua từng năm tại khu vực này, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm được điều này trong năm nay”, ông Crow khẳng định.

Theo kinhdoanhvaphattrien.vn

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.