Rubix-navigation

Thứ Ba, ngày 16 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Bất động sản Việt Nam mùa dịch: Co lại chờ thời hay bung tiền bắt đáy?

Rubix Navigation
08 tháng 04 năm 2020, 10:59 GMT + 7
  • Hai kịch bản đang diễn ra song song tại thị trường bất động sản Việt Nam trong đại dịch Covid-19, do nguồn lực và tầm nhìn khác nhau của nhà đầu tư.

Nguồn cung và lượng giao dịch đi xuống, nhưng giá không giảm
Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nguồn cung sản phẩm ra thị trường trong quý 1/2020 đã sụt giảm rất mạnh với tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3% so với mức 19,6% trong cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là đại dịch Covid-19 đã khiến hầu hết hoạt động mở bán phải tạm hoãn lại. Hệ quả là, khoảng 30% số sàn giao dịch đã bị đóng cửa, và 50% hoạt động cầm chừng nhưng chủ yếu là để xử lý các giao dịch đã chốt từ trước.

Đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng lên thị trường bất động sản Việt Nam

Cụ thể, Hà Nội có 8.963 căn hộ được chào bán, giao dịch 1.307 sản phẩm. Trong đó, nguồn cung mới trong năm nay chỉ có 1.167 sản phẩm với lượng giao dịch là 181 sản phẩm, còn lại là nguồn cung và hàng tồn từ năm 2019. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại TP.HCM khi thị trường này có 8.421 căn hộ được chào bán và giao dịch 1.409 sản phẩm. Tuy vậy, chỉ có 4.664 sản phẩm mới với lượng giao dịch đạt 815 sản phẩm.
Dù thị trường gần như đóng băng do các diễn biến khó lường của dịch bệnh, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết giá bán lại không hề có sự sụt giảm so với quý 4/2019. Cụ thể, không có nhiều chủ đầu tư công bố chính sách giảm giá sản phẩm, còn nhà đầu tư cá nhân mà không phải chịu áp lực từ chính sách đòn bẩy tài chính thì lại chờ thị trường ấm lên sau dịch bệnh nên không giảm giá để kích cầu. 
Hai kịch bản cho thị trường
Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, có hai kịch bản song song xảy ra trên thị trường.
Một mặt, nhiều nhà đầu tư vốn mỏng đang phải bán cắt lỗ, với định giá thấp hơn từ 10-30% so với trước đó, và sẽ đưa bất động sản về lại giá trị thực trong ngắn hạn. Vì vậy, đây là thời điểm các nhà đầu tư cân nhắc việc mua cho thuê (lưu trú, nhà ở, và văn phòng). Đây cũng là cơ hội cho những khách hàng có nhu cầu mua ở thực bởi nhiều lựa chọn, ít cạnh tranh, ưu đãi tốt với giá cả hợp lý mà không bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ hay đầu tư lướt sóng.
Mặt khác, những nhà đầu tư trường vốn lại có xu hướng giữ tiền chờ thời hoặc chuẩn bị đổ tiền gom hàng để bắt đáy thị trường. 
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, nhiều nhà đầu tư đang có tâm lý chờ đợi diễn biến mới của dịch bệnh và giữ tiền để chờ thời cơ. Dù thị trường bất động sản năm 2019 đã trải qua nhiều sóng gió ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư, khiến họ chuyển sang các kênh khác như vàng và chứng khoán, nhưng bất động sản vẫn luôn được đánh giá là kênh đầu tư nhanh nhất, ổn định nhất và có thể cho lợi nhuận cao nhất.
Tuy nhiên, theo đại diện một công ty bất động sản thì chỉ 5-10% nhà đầu tư mua được sản phẩm lúc xuất hiện giá đáy, khoảng 10-15% nhà đầu tư mua được bất động sản cao hơn giá đáy 15-20%. Trong khi đó, có đến 30-40% ra quyết định mua bất động sản cao hơn giá đáy 25-35%. Phần còn lại của thị trường vẫn do dự cho đến khi bất động sản trở lại ổn định, tăng tốc, lập đỉnh mới. Cuối cùng họ chọn mua bất động sản vùng trũng, giá thấp, hoặc ít bị ảnh hưởng, hoặc chuyển hướng đầu tư ngành khác. 
Lời khuyên từ các chuyên gia trong bối cảnh này là nhà đầu tư cần phải chú ý tới nguồn lực tài chính để lựa chọn phân khúc phù hợp và tránh các đòn bẩy tài chính có lãi suất quá cao.
Theo Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, trong quý 2/2020, giá nhà ở phân khúc trung cấp và bình dân sẽ không tăng khi nhu cầu vẫn yếu do ảnh hưởng từ dịch bệnh, và cũng không giảm vì lượng hàng tồn không nhiều. Trong khi đó, giá căn hộ phân khúc cao cấp có thể giảm do tốc độ hấp thụ chậm, không chỉ bởi dịch bệnh mà còn vì độ chững đã có từ giai đoạn trước. Điều này sẽ tạo áp lực vốn cho các dự án và buộc chủ đầu tư phải giảm giá.

Theo kinhdoanhvaphattrien.vn

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.