Rubix-navigation

Thứ Tư, ngày 24 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Đầu tư vào trung tâm dữ liệu tại châu Á – Thái Bình Dương lập kỷ lục mới

Rubix Navigation
20 tháng 09 năm 2021, 16:55 GMT + 7
  • Tính đến tháng 6 năm 2021, tổng công suất của các trung tâm dữ liệu tại các thị trường cấp 1 trong khu vực đạt mức 1.876 Gigawatt.
  • Vốn đầu tư tăng chủ yếu thông qua các thương vụ mua lại. 

Năm 2020, vốn đầu tư vào các trung tâm dữ liệu tại châu Á – Thái Bình Dương đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm do quá trình kỹ thuật số hóa được đẩy mạnh khi đại dịch bùng phát.

Trong nửa đầu năm 2021, khối lượng đầu tư đã bằng 80% của năm 2020. Tổng số vốn đầu tư của cả năm nay có thể vượt xa so với năm 2020 vì các giao dịch lớn đang trong quá trình đàm phán và sẽ kết thúc vào cuối năm. 

Nhu cầu về trung tâm dữ liệu tại châu Á - Thái Bình Dương đang tăng lên do những lo ngại về chủ quyền và an ninh dữ liệu khi các chính phủ thắt chặt yêu cầu về lưu trữ. Luật Bảo mật dữ liệu của Trung Quốc, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 vừa qua, đã thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng cơ sở lưu trữ dữ liệu riêng. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Hyperscale đã tăng cường hoạt động trong nửa đầu năm 2021. Một số tập đoàn lớn đang lên kế hoạch phát triển các trung tâm dữ liệu mới tại Trung Quốc Đại lục và Hồng Kông.

Các thị trường cấp 1 ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển các cơ sở dữ liệu. Tổng mức hấp thụ ròng ở Tokyo, Sydney, Singapore và Hồng Kông đã giảm xuống 70 megawatt (MW) trong nửa đầu năm 2021, từ 123 MW vào năm 2020. Tỷ lệ trống ở các thị trường này đã tăng lên 14,6% vào tháng 6 năm 2021, so với 13,9% vào tháng 12 năm 2020.

Lim Chin Yee, Giám đốc Cấp cao về Giải pháp Trung tâm Dữ liệu tại châu Á - Thái Bình Dương của CBRE, cho biết: “Cán cân cung - cầu rất rộng khi các nhà khai thác trung tâm dữ liệu duy trì tỷ lệ trống lên đến khoảng 20% để chờ cơ hội mở rộng. Thông thường, họ chỉ lập kế hoạch phát triển các trung tâm mới khi tỷ lệ lấp đầy các bất động sản hiện có đạt mức 60 - 70%”.

Tính đến tháng 6 năm 2021, tổng công suất của các trung tâm dữ liệu tại các thị trường cấp 1 của châu Á - Thái Bình Dương ở mức 1.876 Gigawatt, tăng 5,4% so với tháng 12 năm 2020. Nhiều dự án mới có thể đi vào hoạt động trong nửa cuối năm nay. Trong đó, Tokyo sở hữu nguồn cung lớn nhất trong vòng ba năm tới.

Tuy vậy, nguồn cung trung tâm dữ liệu hạn chế sẽ khiến các thương vụ mua lại trở nên phổ biến tại thị trường này.

Tom Fillmore, Giám đốc Thị trường vốn Trung tâm Dữ liệu tại châu Á - Thái Bình Dương của CBRE, cho biết: “Các cơ hội mua lại chủ yếu đến từ một số chủ đầu tư trung tâm dữ liệu lớn nhất trong khu vực, ví dụ như các công ty viễn thông đang tìm cách kiếm tiền theo hình thức bán và thuê lại”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi cũng đang nhận thấy sự tham gia của nhà đầu tư vào lĩnh vực này thông qua các kênh gián tiếp như hợp tác với các nhà khai thác, cung cấp tài chính cho dự án, hoặc đầu tư cổ phần”.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.