Rubix-navigation

Thứ Năm, ngày 25 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

EVFTA tiếp thêm động lực phát triển cho bất động sản công nghiệp Việt Nam

Rubix Navigation
24 tháng 06 năm 2020, 13:10 GMT + 7
  • Các công ty EU sẽ quan tâm đến Việt Nam [như một điểm đến đầu tư] thậm chí còn nhiều hơn trước vì EVFTA.

Trả lời phỏng vấn Nikkei sau khi hai hiệp định được phê duyệt, ông Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam cho biết: “Các công ty EU sẽ quan tâm đến Việt Nam [như một điểm đến đầu tư] thậm chí còn nhiều hơn trước vì EVFTA”.
Trong khi đó, ông Nicolas Audier, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam phát biểu: “Các công ty sẽ muốn xuất khẩu nhiều hơn sang Mỹ thông qua việc sản xuất tại một quốc gia khác và Việt Nam là một trong những quốc gia tốt nhất [để đầu tư vào]”.
Ông Audier cũng bổ sung thêm về tầm nhìn dài hạn: “Nghị viện EU đủ thông minh để hiểu rằng Việt Nam sẽ là một quốc gia quan trọng nhất trong ASEAN. Vì vậy, không phải hôm nay mà vào năm 2030, 2040 Việt Nam sẽ là một trong những trụ cột của ASEAN, và ASEAN sẽ là trụ cột của châu Á”.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 08/2020, đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á thứ hai sau Singapore có một hiệp ước như vậy với khối EU và theo kỳ vọng của chính phủ Việt Nam, sẽ mở ra cơ hội to lớn trong việc gia tăng thương mại hai chiều, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu nhiều ngành thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, dệt may… Đồng thời, hiệp định sẽ giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại, công nghệ mới, công nghệ sạch từ châu Âu, đặc biệt khi châu Âu mới chỉ có khoảng 2.500 dự án với số vốn đăng ký 27,5 tỉ USD đầu tư vào Việt Nam. 

Khu công nghiệp Yên Phong tại Bắc Ninh 

Trên thực tế, Việt Nam đang sở hữu lực lượng lao động trẻ và tương đối rẻ, nền chính trị ổn định, tốc độ đô thị hóa tương đối lớn, môi trường kinh doanh thân thiện, giá thuê đất và nhà xưởng hợp lý, thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi. Đây là những yếu tố cần thiết để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đáp ứng nhu cầu bất động sản công nghiệp. Không chỉ vậy, việc Việt Nam là quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong kiểm soát đại dịch COVID-19 được coi là điểm lý tưởng để các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.
Ngay cả trước khi dịch bệnh diễn ra, bất động sản công nghiệp Việt Nam được cho là sẽ thăng hoa nhờ làn sóng chuyển dịch sản xuất và chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc và chi phí sản xuất tại Trung Quốc ngày càng tăng. Bằng chứng là các doanh nghiệp lớn dịch chuyển hoặc đang quyết định di dời đến Việt Nam như Hanwha, Yokowo, Huafu, Goertek, TCL, Foxconn hay Google, Amazon và Home Depot. Tháng 03/2020 vừa qua, Apple cũng đã quyết định chuyển một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam với các sản phẩm AirPods.
Trong làn sóng chuyển dịch này, các cụm công nghiệp nằm tại các tỉnh, thành phố công nghiệp cấp 2 hoặc tọa lạc gần cảng hoặc gần cụm sản xuất ô tô sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc thu hút nhiều nhà đầu tư mới với tâm điểm là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng và Hải Dương ở miền Bắc; cùng Long An và Vũng Tàu ở miền Nam.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam cũng cần giải quyết nhiều thách thức để nắm bắt được cơ hội vàng trong thu hút đầu tư. Đó là việc hoàn thiện hành lang pháp lý; phát triển quỹ đất sạch và hệ thống ngành công nghiệp phụ trợ; mở rộng quy mô và đổi mới mô hình khu công nghiệp theo hướng sinh thái hiệu quả cao, từ đó nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư.
Điều này đặc biệt quan trọng bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực cũng đang chạy đua để thu hút nguồn vốn FDI với nhiều chính sách ưu đãi lớn. Cụ thể, chính phủ Ấn Độ chủ động tiếp cận hơn 1.000 công ty của Mỹ và đưa ra các ưu đãi về thay đổi Luật Lao động, hoãn áp thuế giao dịch trực tuyến cho các hãng thương mại điện tử. Trong khi đó, Thái Lan đã công bố hàng loạt chính sách ưu đãi thuế và sửa đổi Luật Kinh doanh; còn Malaysia thì đưa ra một chương trình hỗ trợ đầu tư trị giá 240 triệu USD cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào quốc gia này.

Theo kinhdoanhvaphattrien.vn

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.