Rubix-navigation

Thứ Sáu, ngày 19 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn lần thứ hai “xin” làm Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Rubix Navigation
24 tháng 12 năm 2018, 10:53 GMT + 7
  • Đây là lần thứ hai trong vòng 1 năm qua, ông Johnathan Hạnh Nguyễn bày tỏ mong muốn được đầu tư vào Nhà ga T3 Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP) vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị được cùng với Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư Nhà ga hành khách T3 Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Đây là lần thứ hai trong 1 năm trở lại đây, IPP của ông Johnathan xin tham gia đầu tư vào Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
IPP hiện là cổ đông lớn nhất tại CTCP Nhà ga quốc tế Cam Ranh, nhà đầu tư Dự án Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh có tổng mức đầu tư 3.735 tỷ đồng vừa được đưa vào khai thác hồi tháng 6/2018. IPP cũng là cổ đông lớn, nhà đầu tư chiến lược của Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) mà ông Johnathan Hạnh Nguyễn được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT SASCO tháng 04/2017. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng được báo cáo là đang nắm giữ 44% cổ phần SASCO thông qua một số doanh nghiệp gia đình như: IPP Group, Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) và Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC). 

Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất

Nhiều nguồn tin cho biết đang có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước xin tham gia đầu tư vào Nhà ga T3 thuộc Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không này. 
Hồi tháng 3/2017, IPP,  Liên danh CTCP Kết cấu thép Atad - CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nam Việt Á đã gửi đề xuất tới Bộ GTVT muốn được cùng ACV đầu tư vào việc xây dựng Nhà ga T3, T4 theo quy hoạch và chủ trương được phê duyệt.
Trước đó vào tháng 01/2017, Vietjet Air cũng có văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép đầu tư nhà ga T4 có công suất khoảng 10 triệu hành khách/năm tại lô đất 21 héc-ta tiếp giáp khu vực sân đỗ. Ngoài nhà ga T4, Vietjet cũng xin đầu tư Dự án Tổ hợp Kỹ thuật và Dịch vụ Hàng không Vietjet tại khu đất 30 héc-ta tại cảng hàng không này với tổng mức đầu tư lên tới 3.048 tỷ đồng, để xây dựng 1 nhà ga hàng hóa công suất 300.000 ha/năm, khu sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật tàu bay và chế biến suất ăn.
Giữa tháng 12/2018, ACV đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Theo đó, ACV sẽ xây dựng Nhà ga hành khách nội địa T3 có công suất 20 triệu hành khách/năm và tổng diện tích sàn nhà ga khoảng 100.000m2 tại trước sân đỗ máy bay khu vực 19.79 héc-ta vừa được Bộ Quốc phòng bàn giao. Dự án có khái toán tổng mức đầu tư là 11.659 tỷ đồng sẽ do ACV đầu tư 100% hoặc góp vốn với các doanh nghiệp khác.


X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.