Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Đầu tư khách sạn tại châu Á - Thái Bình Dương tăng hơn 30%

Rubix Navigation
08 tháng 08 năm 2022, 15:21 GMT + 7
  • Tổng mức đầu tư khách sạn của khu vực đạt 6,8 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm 2022 và có thể tăng lên mức 10,7 tỷ USD trong cả năm nay.

Lĩnh vực khách sạn tại châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022. Tốc độ tăng trưởng đạt lần lượt 33% và 11,9% so với nửa đầu năm 2021 và 2019. Theo báo cáo của JLL, thị trường chứng kiến 75 giao dịch trong giai đoạn này với tổng cộng 19.882 phòng, được thúc đẩy bởi dòng vốn dồi dào và nhu cầu đa dạng hóa danh mục tài sản của nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, JLL cảnh báo thị trường trong nửa cuối năm có thể phải đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn do các vấn đề về kinh tế vĩ mô và địa chính trị.
“Bước vào năm 2022, khả năng phục hồi của thị trường khách sạn và việc cửa mở trở lại biên giới trong khu vực đã mạnh mẽ hơn. Các nhu cầu du lịch và công tác bị dồn nén trong suốt thời gian qua đang mở ra triển vọng rằng thị trường du lịch có thể sớm quay về mức trước đại dịch. Sau 2 năm tạm lắng, tổng vốn đầu tư khách sạn đã đạt mức kỷ lục tại nhiều thành phố cửa ngõ và điểm du lịch trên khắp châu Á - Thái Bình Dương”, đại diện của JLL cho biết.
Khi biên giới mở cửa trở lại, các hoạt động đầu tư khách sạn tăng tốc trên toàn khu vực để đón đầu làn sóng du lịch dịch chuyển từ nội địa ra quốc tế. Tuy nhiên, cả người mua và người bán đều khó tìm được tiếng nói chung trong việc định giá khách sạn, bởi thị trường du lịch đang trên đà phục hồi nhưng triển vọng dài hạn lại chưa rõ ràng.
Nhật Bản (1,8 tỷ USD), Hàn Quốc (1,7 tỷ USD) và Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) (1,6 tỷ USD) là các thị trường nhận được nhiều vốn nhất trong nửa đầu năm 2022. Theo sau là Singapore (899,7 triệu USD), Maldives (205,5 triệu USD) và Indonesia (159,6 triệu USD). Hoạt động đầu tư ở Úc (145,5 triệu USD) và Thái Lan (37,7 triệu USD) đã giảm so với giai đoạn trước nhưng có thể sẽ được củng cố trong nửa cuối năm nay khi nhiều hợp đồng được đàm phán xong.
“Chúng tôi tin rằng tổng khối lượng đầu tư khách sạn tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ vượt mốc 10 tỷ USD trong năm 2022, bất chấp sự khan hiếm nguồn cung khách sạn cùng các yếu tố tiêu cực về kinh tế và địa chính trị”, JLL cho biết.
Tại Trung Quốc, lượng giao dịch khách sạn nửa đầu năm 2022 giảm 43,8% do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt ở nhiều thành phố. Một số giao dịch có thể bị trì hoãn đến Q4/2022 hoặc Q1/2023. Theo JLL, các chính sách “ba lằn ranh đỏ” để kiểm soát thị trường bất động sản và “zero Covid” sẽ khiến giá trị khách sạn tại quốc gia tỷ dân sụt giảm hơn nữa. Trong cả năm 2022, Trung Quốc có thể chỉ thu hút được khoảng 2 tỷ USD vào ngành khách sạn. 
Singapore là một trong những nước đầu tiên ở châu Á dỡ bỏ hầu hết các hạn chế đi lại. Nhờ vậy, đảo quốc này đã phục hồi nhanh nhất với khối lượng giao dịch khách sạn nửa đầu năm nay đạt gần 900 triệu USD, vượt qua mức trước đại dịch. Các giao dịch diễn ra sôi động nhất ở phân khúc trung cấp, nơi mà nhà đầu tư có xu hướng chuyển đổi khách sạn thành căn hộ cho thuê để tăng hiệu suất hoạt động.
Tại Thái Lan, JLL cho biết ngày càng có nhiều khách sạn được rao bán do chủ sở hữu chịu nhiều áp lực về tài chính. Tuy nhiên, người mua lại đang tỏ ra thận trọng và muốn nhân cơ hội này để mua vào với giá rẻ. JLL ghi nhận có nhiều quỹ đầu tư tư nhân và các văn phòng gia đình đang tham gia vào thị trường này. Đồng thời, sự quan tâm từ nhóm doanh nghiệp nước ngoài đã tăng lên đáng kể sau khi các hạn chế đi lại được dỡ bỏ. JLL dự báo khối lượng giao dịch khách sạn tại Thái Lan sẽ ở mức gần 300 triệu USD trong cả năm 2022.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.