Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Hai tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới Accor và IHG đang lên kế hoạch sáp nhập?

Rubix Navigation
26 tháng 08 năm 2020, 11:28 GMT + 7
  • Nếu thành công, thương vụ này sẽ tạo ra tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới với giá trị vốn hóa khoảng 17 tỉ USD và 1,6 triệu phòng.

Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin CEO của Accor, ông Sebastien Bazin, đang cân nhắc việc sáp nhập với IHG. Nếu thành công, thương vụ sáp nhập này sẽ tạo ra tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới với giá trị vốn hoá khoảng 17 tỉ USD và 1,6 triệu phòng – vượt qua tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới hiện nay là Marriott với 1,3 triệu phòng. Hai bên đều chưa lên tiếng trước thông tin này.

Quán bar trên mái tại Novotel Bangkok Sukhumvit 20

Sự kết hợp giữa Accor và IHG không phải là ý tưởng tồi trong bối cảnh cả thế giới bị tác động bởi đại dịch Covid-19. Nhưng thật khó để đánh giá thương vụ này là một quyết định hợp lý ở thời điểm hiện tại.
Cả Accor và IHG đều đi theo mô hình kinh doanh ít sở hữu tài sản - thay vào đó, họ tập trung vào nhượng quyền thương hiệu và cung cấp dịch vụ quản lý khách sạn cho chủ đầu tư. Điều này khiến lượng tài sản của tập đoàn hình thành sau sáp nhập sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, cả Accor và IHG sẽ có cơ hội cắt giảm các chi phí không cần thiết để vượt qua khủng hoảng, cũng như đảm bảo vị thế vững chắc khi thị trường du lịch và khách sạn sôi động trở lại.
Các chi phí có thể được cắt giảm tập trung vào các hoạt động đặt phòng tập trung, quản lý tài sản, và mua sắm hàng hóa. IHG và Accor lần lượt là các nhà điều hành khách sạn lớn thứ tư và thứ năm trên thế giới, và cũng có những lợi thế về địa lý để gắn kết và tăng cường sức mạnh tổng thể. Theo các nhà phân tích tại Bernstein, IHG dẫn đầu thị trường ở Trung Quốc và mạnh ở Mỹ, trong khi Accor là số một ở nhiều khu vực khác.
Hai tập đoàn đặc biệt tập trung phát triển phân khúc khách sạn tầm trung thông qua các thương hiệu như Ibis và Novotel của Accor. Những thương hiệu này hướng tới khách du lịch trong nước, vì vậy sẽ phục hồi nhanh chóng hơn sau đại dịch.
Nhưng, một thương vụ đáng khao khát đến vậy cũng không phải dễ dàng đạt được. Cổ phiếu của Accor đã giảm 40% kể từ trước đại dịch – mức giảm gấp đôi so với cổ phiếu của IHG. Điều đó khiến Accor khó có thể bắt đầu các cuộc đàm phán từ vị thế của kẻ mạnh hơn. Nếu tính trên giá trị thị trường hiện tại, một thương vụ như trên sẽ mang lại cho cổ đông IHG 57% cổ phần của tập đoàn sáp nhập và 43% của Accor.
Trong một diễn biến khác, trái phiếu của Accor đã bị Standard & Poor’s xếp hạng ở mức rủi ro cực cao và không nên đầu tư. Cấu trúc cổ đông của tập đoàn này cũng rất phức tạp: China’s Jinjiang International và Qatar Investment Authority là hai nhà đầu tư lớn nhất với lượng cổ phần sở hữu từ 11% đến 12%.
Việc đàm phán một thỏa thuận trong bối cảnh du lịch bị tàn phá cũng là một thách thức. Hai bên sẽ phải đưa ra các giả định về việc bao lâu nữa khách hàng sẽ quay trở lại sử dụng các dịch vụ tại khách sạn, và khi nào các công ty có thể cử nhân viên đi công tác. Điều này không chỉ khiến thương vụ khó xác định được mức giá hợp lý, mà còn đẩy cả hai bên tham gia vào tình thế khó khăn.
Tuy nhiên, nếu thỏa thuận thành công, nó sẽ mang lại một số giá trị nhất định. Du lịch rồi sẽ phục hồi và khi đó, tập đoàn nào mạnh hơn sẽ có lợi hơn khi đàm phán các hợp đồng nhượng quyền với chủ đầu tư cũng như sử hữu sức mạnh tiếp thị tổng hợp để thu hút nhiều khách hàng hơn.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.