Rubix-navigation

Thứ Năm, ngày 28 tháng 03 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Ngành khách sạn Việt Nam chật vật để tồn tại trước dịch Covid-19

Rubix Navigation
17 tháng 03 năm 2020, 15:23 GMT + 7
  • Công suất sử dụng tại các khách sạn ở nhiều điểm đến ở Việt Nam chỉ còn khoảng 40% - 50%.

Thị trường du lịch sụt giảm khiến hoạt động kinh doanh khách sạn trở thành một trong những lĩnh vực hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cơn bão Covid-19.

Tình trạng ảm đạm bao phủ toàn ngành
Theo Báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, gần 78.000 lượt khách đặt phòng đã hủy gần 56.000 đêm phòng tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn Thủ đô. Do đó, Hà Nội hiện có 3.500 cơ sở lưu trú với khoảng 61.000 phòng nhưng lại chỉ hoạt động với công suất khoảng 54,4% trong tháng 01/2020 và 45% trong tháng 02/2020.
Tại TP.HCM, phân khúc khách sạn 3 – 5 sao đã giảm 40% - 50% công suất sử dụng so với cùng kỳ năm 2019, dẫn đến doanh thu trong tháng 03/2020 và tháng 04/2020 dự kiến sẽ giảm khoảng 62,5%.
Tại Nha Trang, công suất của các khách sạn lớn thậm chí có thể giảm về mức 40% - 50% trong hai tháng tới, còn những khách sạn nhỏ và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc có thể chỉ hoạt động với tỷ lệ lấp đầy từ 10% - 20%.
Theo báo cáo của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, các khách sạn tại thành phố này đang giảm công suất khai thác ở mức 30% - 40% so với cùng kỳ năm 2019. Một số cơ sở lưu trú thậm chí chỉ đạt công suất 10% - 20% và chủ yếu là từ nguồn khách lẻ và khách đặt phòng trực tuyến.
Nỗ lực tồn tại qua dịch bệnh
Các khách sạn vừa và nhỏ được coi là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất của đợt dịch bệnh đã phải cắt giảm nhân sự, giảm lương nhân viên, hoặc thậm chí đóng cửa tạm thời để chờ thị trường ổn định trở lại.
Ở phân khúc trung – cao cấp, chuỗi khách sạn nội địa Mường Thanh khuyến khích nhân viên sử dụng ngày nghỉ phép và điều chuyển nhân sự làm việc ở những bộ phận khác nhau. Tập đoàn này cũng bắt tay với các hãng lữ hành và hàng không để xây dựng các sản phẩm kích cầu hoặc trọn gói có mức giá ưu đãi, tổ chức giảm giá đặc biệt cho khách hàng thân thiết, mở rộng thị trường khách lẻ và khách nội địa – vốn có nhu cầu và mức chi trả ngày càng cao, và tích cực tổ chức nâng cao nghiệp vụ tại chỗ trong mùa thấp điểm.

Vinpearl Resort & Spa Danang

Trong khi đó, Vinpearl thông báo đóng cửa 7 khách sạn, khu nghỉ dưỡng thuộc hệ thống tại Nha Trang, Đà Nẵng và Phú Quốc để duy tu và bảo trì trong giai đoạn thấp điểm cũng như giảm ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ở một mặt khác, thương hiệu này cũng bắt tay với nhiều hãng hàng không để xây dựng các tour trọn gói cho khách hàng ở những điểm đến có cơ sở lưu trú và tiện ích giải trí của mình.
Đối với các khách sạn có thương hiệu quốc tế, tất cả đều cố gắng tận dụng lợi thế thương hiệu và mạng lưới để duy trì việc sử dụng dịch vụ của khách hàng thân thiết. Họ cũng tham gia vào các chương trình giảm giá, kích cầu du lịch ở quy mô lớn cùng các hãng du lịch và hàng không. 
Cùng với sự năng động tìm hướng đi từ phía các doanh nghiệp, nhiều Sở Du lịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng đã đề xuất giảm thuế, giảm tiền thuê đất, mở rộng cấp thị thực cho các thị trường không có dịch để kích cầu du lịch. Đáng chú ý, Hội đồng Tư vấn Du lịch đã đề nghị Chính phủ giảm thuế VAT du lịch từ 10% xuống 5%, cho phép nộp thuế chậm từ 6 lên 12 tháng; miễn khoản đóng bảo hiểm xã hội, hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp cho tới khi dịch Covid-19 kết thúc, giảm tiền sử dụng đất, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ…
Các nỗ lực này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn trong giai đoạn khó khăn, và chuẩn bị năng lực cần thiết để tiếp đón nguồn khách trở lại mạnh mẽ sau dịch bệnh.

Tổng cục Du lịch Việt Nam dự báo lĩnh vực này sẽ thiệt hại từ 5,9 – 7 tỉ USD trong giai đoạn tháng 03 đến tháng 5/2020 do dịch Covid-19. Cụ thể, lượng khách đến từ thị trường Trung Quốc sẽ giảm khoảng 90% - 100%, tương ứng với mức thiệt hại 1,8 – 2 tỉ USD. Các thị trường khách quốc tế còn lại giảm 50% - 70%, tương ứng với mức thiệt hại 2,2 – 2,3 tỉ USD.
X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.