Rubix-navigation

Thứ Năm, ngày 25 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Thị trường khách sạn Nha Trang đối mặt với sức ép tăng trưởng

Rubix Navigation
29 tháng 03 năm 2019, 10:59 GMT + 7
  • Nha Trang đang phải đối mặt với hiện tượng các khách sạn bị rao bán hoặc cho thuê ồ ạt do chủ đầu tư không đạt được lợi nhuận như kỳ vọng.

Dù được coi là vùng đất lý tưởng cho việc phát triển khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng, thị trường Nha Trang lại đang phải đối mặt với hiện tượng các khách sạn bị rao bán hoặc cho thuê ồ ạt do không đạt được lợi nhuận như nhà đầu tư đã kỳ vọng.

Nguyên nhân đầu tiên giải thích cho tình trạng này sự mất cân bằng trong tăng trưởng nguồn cung khách sạn và số lượng du khách. Theo Chi hội Khách sạn Nha Trang, nguồn cung của thị trường khách sạn tại thành phố biển này tăng hơn 30% trong năm 2018, trong khi lượng du khách đến đây chỉ tăng khoảng 16% - 17%. Theo báo cáo, Khánh Hòa hiện có hơn 720 cơ sở lưu trú với khoảng 39.400 phòng, tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang và dự kiến trong năm nay sẽ có thêm 10.000 phòng. Đó là chưa kể tới sự ra đời của hàng loạt căn hộ nghỉ dưỡng - condotel trong thời gian ngắn, dẫn đến sự căng thẳng ngày càng tăng trong cuộc chiến giành thị phần. Sự dư thừa nguồn cung này khiến công suất phòng giảm mạnh, có nơi giảm từ 60% xuống còn 40%, và nhiều khách sạn buộc phải giảm giá để thu hút du khách. Trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng cuộc chiến giảm giá có thể làm giảm chất lượng dịch vụ và mất niềm tin của du khách.

Việc ồ ạt phát triển nguồn cung khách sạn tại Nha Trang cũng đang tạo sức ép lớn lên hạ tầng đô thị. Vào tháng 11/2018, UBND TP Nha Trang đã phải đề nghị tỉnh Khánh Hòa "cho phép tạm dừng việc thỏa thuận phương án kiến trúc đối với các công trình khách sạn cao tầng cho đến khi quy định quản lý quy hoạch kiến trúc tại Nha Trang được ban hành" nhằm giảm tải áp lực này.

Nhiều khách sạn tại Nha Trang đang được rao bán hoặc cho thuê lại

Nguyên nhân thứ hai là sự quá tải hạ tầng tại trung tâm cũng như việc di chuyển khó khăn đã khiến Nha Trang mất dần sức hút so với các điểm đến lân cận. Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh chưa có đường bay thẳng trực tiếp với các thị trường lớn như Nhật Bản, khối Liên minh châu Âu hay khu vực Bắc Mỹ. Để đến Khánh Hòa, du khách nước ngoài phải đến Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng rồi mới bay đến Khánh Hòa. Không chỉ vậy, hệ thống đường giao thông trên địa bàn thành phố chủ yếu là đường hai làn xe sử dụng hỗn hợp, quỹ đất dành cho giao thông quá thấp so với tiêu chuẩn. Các bãi đỗ xe chưa được triển khai nên việc xe đỗ dưới lòng đường và quay đầu, gây ùn tắc giao thông là điều khó tránh khỏi. Tất cả những điều này ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của khách du lịch, vốn luôn muốn tìm kiếm những điểm đến để thư giãn, nghỉ ngơi sau khoảng thời gian bận rộn. 

Nguyên nhân thứ ba là sự phụ thuộc của thị trường du lịch và khách sạn Nha Trang vào khách hàng tới từ Trung Quốc và Nga, thay vì các thị trường nội địa, dẫn đến việc nhiều khách sạn phải xin tour từ các đơn vị lữ hành với các điều kiện hợp đồng ngặt nghèo.

Cuối cùng, nhiều chuyên gia cho rằng việc các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính tốt nhưng lại không đủ năng lực và kinh nghiệm để quản lý, vận hành khách sạn đã dẫn đến hậu quả phải rao bán khách sạn để tránh thua lỗ ngày càng nặng.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.