Rubix-navigation

Thứ Sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Bài toán quản trị của các nhà điều hành khách sạn tại châu Á – Thái Bình Dương

Rubix Navigation
02 tháng 12 năm 2019, 15:45 GMT + 7
  • Singapore, Bangkok, Hồng Kông và Thượng Hải là những địa điểm mà nhiều nhà điều hành khách sạn lựa chọn để đặt văn phòng khu vực.

Không có mô hình quản trị phù hợp với mọi thị trường, nên rất khó để gọi tên chuỗi khách sạn có cách thức tiếp cận tốt nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh thị trường trở nên khốc liệt hơn do số lượng nhà điều hành tăng, khả năng phát triển của từng chuỗi khách sạn sẽ phụ thuộc nhiều vào chiến lược và mô hình quản trị.

Hàng nghìn phòng khách sạn, cả theo chuỗi và độc lập, đang được xây dựng khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nơi đây cũng tiếp tục là thị trường phát triển nhanh nhất đối với các nhà điều hành toàn cầu theo mô hình giảm sở hữu bất động sản (asset-light), nhưng tập trung tạo ra doanh thu từ hoạt động vận hành và nhượng quyền thương hiệu.
Trong bối cảnh này, một mô hình quản trị vận hành trơn tru có khả năng bao quát toàn khu vực là điều cần thiết với các nhà điều hành, vì cơ hội càng lớn đồng nghĩa với cạnh tranh càng khốc liệt. Cụ thể là, chủ đầu tư có nhiều lựa chọn hơn về thương hiệu, không chỉ từ các nhà điều hành khác nhau mà còn chính trong mỗi chuỗi khách sạn. Họ cũng có nhiều giải pháp hơn để quản lý khách sạn, bởi công nghệ đã mang tới những đổi mới trong hoạt động phân phối, kinh doanh và tiếp thị, và vận hành.
Mô hình quản trị tại một khu vực của nhà điều hành phụ thuộc vào độ phủ thị trường và quy mô của chuỗi khách sạn. Nhưng dù lớn hay nhỏ, việc tiếp cận gần hơn với thị trường đang trở nên ngày càng quan trọng, bởi nó cho phép các nhà điều hành hiểu hơn về chủ đầu tư, đối tác và từng nhân sự trong bộ máy khi mở rộng tại khu vực này.
Hơn nữa, châu Á đang chứng kiến thời kỳ chuyển giao trong đó thế hệ chủ đầu tư trẻ tuổi tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình; họ có những kỳ vọng khác nhau, và nhà điều hành cũng cần xây dựng lại mối quan hệ với họ từ đầu.
Vấn đề đáng quan tâm ở đây là sự hạn chế về nguồn lực để có thể bao quát cả thị trường châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn, nơi mà ngay cả các quốc gia láng giềng cũng có sự khác biệt về văn hóa và cách thức kinh doanh.
Trong bối cảnh phức tạp hiện tại ở châu Á - Thái Bình Dương do các cuộc biểu tình tại Hồng Kông và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mỗi chuỗi khách sạn được dự báo sẽ đưa ra những chiến lược sắc bén nhằm tăng cường ảnh hưởng tại thị trường này, tương tự như động thái gần đây của tập đoàn khách sạn InterContinental.
Trong khi chờ đợi những cập nhật mới hơn, dưới đây là tổng hợp nhanh về cách thức quản trị mà một số chuỗi khách sạn toàn cầu dùng để tiếp cận khu vực này.

Yao Rooftop Bar, Bangkok Marriott Hotel Sukhumvit

Marriott International
Văn phòng châu Á của Marriott được đặt ở Hồng Kông, phụ trách hoạt động của toàn châu lục và do Chủ tịch và Tổng Giám đốc vùng, ông Craig Smith đứng đầu.
Trong khi đó, văn phòng chính tại Singapore bao quát công việc từ Đông Nam Á đến Thái Bình Dương và là nơi đặt văn phòng châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc đại lục) do Chủ tịch vùng là ông Rajeev Menon quản lý. Văn phòng Thượng Hải giám sát các hoạt động tại Trung Quốc, bao gồm Quảng Châu và Bắc Kinh, được lãnh đạo bởi Giám đốc điều hành, ông Henry Lee.
Bên cạnh đó, Marriott còn thiết lập các văn phòng tiểu vùng hoặc văn phòng trung tâm tại Delhi, Bangalore, Mumbai, Bangkok, Sydney, Tokyo và Seoul và Jakarta. Các văn phòng này nằm dưới sự quản lý của các Phó Chủ tịch vùng.
“Chúng tôi được thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự gần gũi về mặt địa lý của các thị trường. Thượng Hải, Singapore và Hồng Kông vẫn là những nền kinh tế hàng đầu châu Á, giúp truyền cảm hứng cho các thị trường khác và giữ vai trò nền tảng phát triển. Do Trung Quốc sở hữu nguồn khách du lịch ra nước ngoài (outbound) lớn nhất và phát triển nhanh nhất của Marriott, văn phòng Thượng Hải giữ vai trò quan trọng vì chúng tôi không chỉ tập trung vào khách du lịch tới châu Á – Thái Bình Dương (inbound), mà còn cả các khách outbound”, ông Menon nói.
Menon cho biết thêm, cấu trúc quản trị khu vực của Marriott cho phép chuỗi này “sâu sát hơn với thực tế vận hành, ví dụ như với các khách sạn mà Marriott điều hành, với chủ đầu tư và với đội ngũ triển khai công việc tại địa phương”.
“Điều này giữ vai trò quan trọng trong quá trình bản địa hóa”, ông nói. “Các đội ngũ tại chỗ có chuyên môn và kiến thức bản địa để xây dựng và quản lý mối quan hệ với chủ đầu tư, đối tác, cơ quan truyền thông và khách hàng trong khu vực. Cuối cùng, châu Á - Thái Bình Dương là một trong những thị trường đa dạng nhất trên thế giới, với rất nhiều nền văn hóa và dân tộc khác nhau. Nếu chỉ duy trì một văn phòng duy nhất tại Hồng Kông thì sẽ khó xử lý được công việc do khoảng cách địa lý quá xa và thị trường quá lớn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cách tổ chức bộ máy quản trị hiện tại là hiệu quả”.
Hilton Hotels & Resorts

Văn phòng châu Á - Thái Bình Dương của Hilton được đặt tại Singapore, phục vụ 900 khách sạn đang hoạt động và xây dựng trên toàn khu vực.
Toàn bộ thị trường được chia thành năm khu vực nhỏ, mỗi khu vực có văn phòng, đội ngũ lãnh đạo và cơ cấu hỗ trợ riêng, bao gồm: Singapore (bao quát khu vực Đông Nam Á); Thượng Hải (Trung Quốc & Mông Cổ); Tokyo (Nhật Bản, Hàn Quốc & Micronesia); Sydney (Australasia); và New Delhi (Ấn Độ).
Gần đây, Hilton đã chuyển các văn phòng tại Singapore và Ấn Độ sang những địa điểm mới hơn và lớn hơn để phù hợp với tốc độ tăng trưởng. Nhà điều hành này cũng đang mở rộng các văn phòng hiện có ở Tokyo và Thượng Hải, và dự kiến bổ sung thêm một văn phòng mới và lớn hơn ở Sydney vào năm 2020.
“Trong những năm gần đây, lượng khách tại châu Á - Thái Bình Dương đã tăng lên, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch trong khu vực và trên toàn cầu. Hơn nữa, dân số đông và các điểm đến sôi động còn tạo ra tiềm năng tương lai rất lớn cho thị trường này”, ông Alan Watts, Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hilton cho biết. “Chúng tôi cũng thấy rằng bối cảnh thị trường châu Á - Thái Bình Dương đã thay đổi và để duy trì sức cạnh tranh, Hilton phải trở nên phù hợp với phân khúc khách hàng nội địa đang phát triển, bên cạnh nguồn khách quốc tế hiện có”.
“Chúng tôi tin rằng việc sớm đầu tư và triển khai cách tiếp cận gần-với-thị-trường là chiến lược đúng đắn để thích nghi tốt hơn, từ đó cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và mang lại phần thưởng mạnh mẽ là lợi nhuận cho chủ đầu tư”.
“Hiệu quả của mô hình này đã được Hilton công nhận, và nó đã giành được vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng môi trường làm việc trong ngành khách sạn tại châu Á của tổ chức Great Place to Work suốt ba năm vừa qua. Mô hình này cũng giúp mang đến những đổi mới tuyệt vời, phù hợp với tình hình từng thị trường, như ứng dụng bằng tiếng Trung Quốc vừa ra mắt gần đây của chúng tôi”.
Ngoài cấu trúc quản trị thông thường của một tập đoàn khách sạn, xoay quanh các hoạt động chính là vận hành, thương mại, tiếp thị, phát triển, dịch vụ kỹ thuật, nhân sự, đối nội, pháp lý, công nghệ, mua sắm và tài chính, thì văn phòng châu Á - Thái Bình Dương của Hilton cũng có các nhóm kinh doanh inbound và outbound, và Trung tâm Hợp nhất Quản lý Doanh thu phục vụ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được đặt tại Thượng Hải.
Watts cho biết họ có 1.000 nhân sự ở thị trường này.
“Chúng tôi đang tạo ra hàng nghìn việc làm mới khi chúng tôi tiếp tục phát triển kinh doanh và triển khai các thương hiệu mới đến các thị trường mới”, ông nói.
InterContinental Hotels Group
Nhà điều hành InterContiental đã chia thị trường thế giới thành ba khu vực là Châu Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu/Trung Đông/Châu Á/Châu Phi (EMEAA). Mỗi khu vực được dẫn dắt bởi một Tổng Giám đốc vùng tương ứng.
Châu Á - Thái Bình Dương là một phần thuộc khu vực EMEAA, được lãnh đạo bởi Giám đốc vùng, ông Kenneth Macpherson, có trụ sở tại London.
Dưới thị trường EMEAA khổng lồ là bốn tiểu vùng gồm Đông Nam Á và Hàn Quốc; Australasia và Nhật Bản; Ấn Độ, Trung Đông và Châu Phi; và Châu Âu, mỗi nơi được quản lý bởi một Giám đốc điều hành.
Đông Nam Á và Hàn Quốc hiện đang được dẫn dắt bởi Clarence Tan, người sẽ rời nhiệm sở vào ngày 31/01 tới và sẽ được thay thế bởi Rajit Sukumaran, hiện là Giám đốc phát triển của EMEAA.
Hai văn phòng chính phụ trách khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc đặt tại Singapore và Bangkok, với hơn 200 nhân sự.
Khu vực Australasia (bao gồm Úc, New Zealand, đảo New Guinea và các quần đảo cận kề trên Thái Bình Dương) và Nhật Bản được lãnh đạo bởi Giám đốc điều hành Leanne Harwood, với hai văn phòng chính ở mỗi quốc gia và 140 nhân sự.
Thị trường Ấn Độ được quản lý bởi Giám đốc điều hành khu vực Ấn Độ, Trung Đông và Châu Phi, ông Pascal Gauvin, với trụ sở đặt tại Dubai.
Tiểu vùng thứ tư của khu vực EMEAA là châu Âu, được lãnh đạo bởi Giám đốc điều hành Karin Sheppard.
Wyndham Hotels & Resorts
Văn phòng khu vực Đông Nam Á và Vành đai Thái Bình Dương của Wydham có trụ sở chính tại Singapore. Nhà điều hành này cũng có một văn phòng tại Thượng Hải phụ trách thị trường Trung Quốc. Tổng cộng, Wyndham có hơn 40 nhân sự cho toàn khu vực.
Ông JoonAun Ooi, Chủ tịch và Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Vành đai Thái Bình Dương của Wyndham cho biết: “Chúng tôi có các chuyên gia về quản lý doanh thu, kinh doanh toàn cầu, tiếp thị, tài chính, nhân sự, pháp lý và dịch vụ kỹ thuật để hỗ trợ các khách sạn vận hành và nhượng quyền”.
Singapore là địa điểm giúp quản trị hiệu quả nhất do gần với các thị trường mới nổi xung quanh, ông nói thêm.
“Nhờ giao thông thuận lợi, từ Singapore có thể dễ dàng tiếp cận các quốc gia khác ở châu Á, bao gồm khu vực Nam Thái Bình Dương. Các chuyến bay trong và ngoài nước với tần suất thường xuyên và hàng ngày cũng giúp việc vận hành các khách sạn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Singapore còn có mối quan hệ quốc tế tốt đẹp với nhiều nước trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp”, ông nói.
Wyndham hiện đang vận hành 150 bất động sản tại 18 địa điểm, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Myanmar, Việt Nam, Hàn Quốc, Lào, Cambodia, Tinian, Palau, Nhật Bản, Úc, New Zealand, New Caledonia, Vanuatu và Fiji.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.