Rubix-navigation

Thứ Năm, ngày 25 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Vốn đầu tư vào thị trường khách sạn châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng 30% trong năm 2022

Rubix Navigation
26 tháng 01 năm 2022, 18:13 GMT + 7
  • Tăng trưởng 30% tổng vốn đầu tư khách sạn sẽ góp phần vào triển vọng sáng sủa hơn đang được dự báo cho toàn thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương.

Theo báo cáo mới nhất của JLL, thị trường khách sạn châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ thu hút hơn 9 tỷ USD trong năm nay, tăng 30% so với năm 2021. Động lực tăng trưởng đến từ việc các quốc gia dần nới lỏng những hạn chế do đại dịch và niềm tin của nhà đầu tư dần khôi phục. Điều này cũng sẽ góp phần làm sôi động thị trường bất động sản khu vực nói chung, ước đạt 200 tỷ USD tổng vốn đầu tư, cao hơn 15% so với năm ngoái. 

Dự báo của JLL được đưa ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19, biến thể Omicron và nguy cơ xuất hiện thêm những biến thể mới vẫn tiếp tục tác động tiêu cực lên mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.

Anthony Couse, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của JLL, cho biết: “Thị trường bất động sản khu vực sẽ phát triển mạnh hơn trong năm 2022 do tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư và hoạt động cho thuê tiếp tục phục hồi”. 

“Triển vọng phục hồi kinh tế chưa rõ ràng, nhưng nhà đầu tư tin tưởng vào việc người lao động sẽ trở lại văn phòng. Tuy nhiên, tâm lý tích cực này cần thêm cả sự thận trọng để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp do thị trường năm nay vẫn còn nhiều yếu tố chưa chắc chắn”.
Khách sạn là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 khi các quốc gia buộc phải đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Theo công ty xếp hạng tín dụng Fitch, doanh thu trên mỗi phòng khả dụng (RevPAR) trên toàn cầu, thước đo doanh thu của các khách sạn và cơ sở lưu trú, đã giảm một nửa trong năm 2020. 

Năm 2021, ngành khách sạn đã dần trở lại nhờ việc triển khai các chương trình tiêm chủng diện rộng. Theo JLL, RevPAR tại các thị trường khách sạn ở nhiều khu vực phục hồi ở mức từ 50% đến 76%.

Trong khi đó, Fitch dự báo rằng thị trường khách sạn toàn cầu sẽ cải thiện nhiều hơn trong năm 2022, với RevPAR đạt mức 70% so với năm 2019 và chủ yếu diễn ra vào nửa cuối năm.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, việc mở cửa trở lại sẽ khuyến khích các nhà đầu tư rót vốn vào lĩnh vực khách sạn, tập trung ở các thành phố cửa ngõ phổ biến cũng như các điểm đến nghỉ dưỡng để đáp ứng nhu cầu du lịch bị dồn nén suốt hơn 2 năm qua. Các thị trường chính trong khu vực sẽ bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Úc. Các quốc gia này đã thu hút khoảng 70% tổng vốn đầu tư khách sạn toàn châu Á - Thái Bình Dương trong ba quý đầu năm 2021.

JLL cũng cho biết thêm, thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương đã phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong năm 2021. Mặc dù năm 2022 vẫn ẩn chứa một số rủi ro, nhưng những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn vẫn tin tưởng vào các xu hướng sẽ thúc đẩy nhu cầu trong khu vực, bao gồm quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, sự thịnh vượng và tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, và sự tăng tốc của thương mại điện tử. Tất cả những yếu tố này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn hơn cho hoạt động đầu tư.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.