Rubix-navigation

Thứ Ba, ngày 30 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Ba kịch bản triển khai dự án đường sắt Bắc Nam tại Việt Nam

Rubix Navigation
05 tháng 03 năm 2019, 11:17 GMT + 7
  • Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ 3 kịch bản để phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Trong đó, đề xuất lựa chọn nâng cấp tối ưu đường đơn hiện tại và kết nối xây dựng thêm tuyến mới để khai thác riêng tàu khách với tốc độ thiết kế 350km/giờ được coi là kịch bản tối ưu nhất. 

Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình gửi Chính phủ về nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với 3 kịch bản để phát triển hệ thống đường sắt này. Ở kịch bản thứ nhất, Bộ sẽ triển khai nâng cấp tối ưu hóa năng lực đường đơn hiện tại (năng lực 50 tàu/ngày đêm, tốc độ khai thác 70km/giờ. Kịch bản thứ hai là sẽ nâng cấp đường đơn hiện tại lên đường đôi (từ khổ 1.000mm lên khổ 1.435mm), đưa vào khai thác chung tàu khách và tàu hàng (năng lực đạt được là 170 tàu/ngày đêm, tốc độ tối đa 200km). Kịch bản thứ ba là nâng cấp tối ưu hóa năng lực đường đơn hiện tại và kết nối xây dựng thêm tuyến mới để khai thác riêng tàu khách với định hướng tốc độ thiết kế lên tới 350km/giờ (tốc độ khai thác tối đa 320km/giờ).

Nếu được chấp thuận, đường sắt Bắc – Nam sẽ có tốc độ thiết kế 350km/giờ

Tuy nhiên, qua phân tích đánh giá các kịch bản cho thấy, với việc nâng cấp tối ưu hóa năng lực đường đơn hiện tại theo kịch bản thứ nhất thì chỉ đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn trước mắt (giai đoạn 2025 – 2030). Nếu nâng cấp thành tuyến có quy mô đường đôi theo kịch bản thứ hai thì sẽ gặp nhiều khó khăn do việc cải tạo tuyến cũ với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp sẽ gần như là xây mới, cộng với những hạn chế về giải phóng mặt bằng sẽ gây ảnh hưởng đển khai thác đường sắt hiện tại. Như vậy, kịch bản thứ ba được lựa chọn là kịch bản tối ưu nhất. 
Trong tờ trình Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra hai phương án phân kỳ đầu tư để huy động các nguồn vốn do dự án cần mức đầu tư lớn. Với phương án thứ nhất, Bộ đề xuất phân kỳ theo chiều dọc, tức là đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng đường sắt Bắc - Nam theo tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao nhưng chưa điện khí hóa. Sau khi hoàn thành hạ tầng sẽ mua sắm đoàn tàu diesel để khai thác riêng tàu khách trên toàn tuyến với vận tốc khai thác tối đa 150km/giờ. Giai đoạn từ năm 2032 – 2050 sẽ tiến hành điện khí hóa, nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu và mua sắm đoàn tàu tốc độ cao thay thế tàu diesel để khai thác trên toàn tuyến. Theo phương án còn lại là phân kỳ theo chiều ngang, Bộ đề xuất đầu tư hoàn chỉnh và khai thác đồng bộ đường sắt tốc độ cao trên từng đoạn. Theo đó, ở giai đoạn thứ nhất (2020 – 2032), sẽ nghiên cứu đầu tư xây dựng đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP.HCM; giai đoạn 2 (2032 – 2050) sẽ đầu tư xây dựng đoạn Vinh – Nha Trang. 
Về nguồn vốn đầu tư cho dự án, Bộ đề xuất Nhà nước đầu tư khoảng 80%, 20% còn lại là vốn tư nhân bao gồm mua sắm đoàn tàu và một số thiết bị, chịu trách nhiệm vận hành khai thác, bảo dưỡng và trả phí thuê hạ tầng. 

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có tổng chiều dài 1.559km, đi qua 20 địa phương và 23 nhà ga với điểm đầu là ga Hà Nội, điểm cuối là ga Thủ Thiêm. Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 58,71 tỷ USD.

 

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.