Rubix-navigation

Thứ Hai, ngày 29 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Đưa đại lộ ven sông vào quy hoạch cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Rubix Navigation, Zing
10 tháng 09 năm 2018, 08:46 GMT + 7
  • Tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn có chiều dài khoảng 61 km, nối từ cầu Bến Súc (huyện Củ Chi) dọc theo sông Sài Gòn đi về điểm cuối là ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi, đi qua huyện Củ Chi, Hóc Môn, Q12, quận Bình Thạnh, và Q1.

Ngày 30/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM làm việc với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) và Tập đoàn Tuần Châu để nghe báo cáo về dự án đại lộ ven sông Sài Gòn.

Tại đây, HoREA kiến nghị với các ngành chức năng TP đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bổ sung dự án đại lộ ven sông Sài Gòn vào quy hoạch đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh).

Đơn vị này phân tích, nếu được đầu tư xây dựng, tuyến đại lộ này sẽ nối trung tâm TP.HCM từ bến Bạch Đằng (Q1) với các quận huyện phía Tây như Hóc Môn, Củ Chi, Q12, Gò Vấp.

Không những thế dự án còn giúp phát triển khu vực huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương; huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Điều này sẽ giúp phá thế độc đạo của quốc lộ 22, tức đường Xuyên Á hiện nay.

Tuyến đại lộ này được đầu tư sẽ tạo điều kiện phát triển khu đô thị Tây Bắc TP.HCM rộng 9.000 héc-ta đã quy hoạch hơn 15 năm nay vẫn chưa thực hiện được.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, để tăng tính khả thi của dự án, TP.HCM cần đưa ra đấu thầu từng dự án thành phần. Hiện nay, TP.HCM cũng đang điều chỉnh quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông đến năm 2030, do vậy cần thiết bổ sung dự án này vào một phần tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài nhằm tận dụng quỹ đất hiện hữu của địa phương.

Đại lộ ven sông Sài Gòn là ý tưởng của Tập đoàn Tuần Châu đề xuất với UBND TP.HCM từ đầu năm 2017, sau khi khảo sát và xây dựng đề án. Ngoài tuyến đường này, Tập đoàn Tuần Châu cũng đề xuất xây dựng dự án Sài Gòn New City và hồ cảnh quan Trung tâm thành phố mới; dự án Khu đô thị Cảng và bến du thuyền, thiền viện, du lịch tâm linh, biển nhân tạo, tạo sóng cao 3m lọc nước sạch, bảo đảm cho 10 nghìn người tắm tại huyện Cần Giờ và dự án di dời chợ hóa chất Kim Biên.

Trong đó, tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn có chiều dài khoảng 61km, nối từ cầu Bến Súc (huyện Củ Chi) dọc theo sông Sài Gòn đi về điểm cuối là ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi, đi qua huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, quận Bình Thạnh, và quận 1.

Nếu được triển khai, Tập đoàn Tuần Châu cam kết trong 18 tháng sẽ hoàn thành, đưa vào vận hành. Doanh nghiệp này tuyên bố đã làm việc, liên kết với các đối tác như ngân hàng, nhà thầu, các tập đoàn về vật liệu xây dựng… thu xếp xong vốn cho dự án. 

Đại lộ ven sông Sài Gòn Nằm trong tổ hợp các dự án lớn của chúa đảo Tuần Châu ở Sài Gòn. Tuy nhiên có nhiều người đặt câu hỏi về tính khả thi của dự án và năng lực thực tế của tập đoàn Tuần Châu.

Đại lộ ven sông Sài Gòn

Tháng 08/2017, ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, cho rằng dự án đại lộ ven sông Sài Gòn từ Q1 tới Củ Chi mà Tập đoàn Tuần Châu đề xuất là hoàn toàn mới trong quỹ giao thông của thành phố. Hiện nay, Sở Kế hoạch Đầu tư mới nhận được báo cáo mới nhất của chủ đầu tư về chi tiết thực hiện. Thành phố đang làm thủ tục cập nhật quy hoạch, đánh giá quy mô của dự án.

Ông Lâm cũng lưu ý đây là dự án lớn và phải xem xét dựa trên quy hoạch tổng thể của TP.HCM bao gồm rất nhiều vấn đề liên quan nên không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

"Việc dự án triển khai hay không còn phải tính toán lại về nguồn vốn và phương thức thực hiện", ông Lâm nói.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.